Ngày đăng: 01/01/2014

Ngành Công nghệ thông tin

Chuẩn đầu ra đối với ngành Công nghệ thông tin

1.  Tên ngành đào tạo

      Tiếng Việt: Công nghệ thông tin

      Tiếng Anh: Information Technology

2.  Trình độ đào tạo: cao đẳng;

3.  Yêu cầu về kiến thức:

-  Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin,  đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến  thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

-  Kiến thức chuyên ngành: Có hiểu biết căn bản về kiến thức cơ sở ngành: Lập trình  hướng đối tượng, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Kiến trúc máy tính, Hệ điều hành, Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính, Cơ sở dữ liệu… tạo điều kiện thuận lợi cho việc học  tập các môn chuyên ngành,  tiếp cận dễ dàng với các công nghệ mới. Có kiến  thức chuyên ngành đáp ứng được nhu cầu của xã hội về  lĩnh vực công nghệ thông tin như: thiết kế các ứng dụng Web, Hệ thống mạng máy tính, Cơ sở dữ liệu, có kỹ năng lập trình và phát triển các ứng dụng đa phương tiện;

-  Kiến  thức bổ  trợ: Đạt  trình độ B về  tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc  tế  tương đương.

4.  Yêu cầu về kỹ năng:

+ Kỹ năng cứng:

-  Mô tả và áp dụng các công nghệ và sử dụng các phương pháp thích hợp để trợ giúp người dùng hay một tổ chức đạt được mục tiêu họat động của mình;

-  Quản lý các tài nguyên công nghệ thông tin của doanh nghiệp;

-  Có khả năng tiếp cận, đánh giá các công cụ của công nghệ mới cho doanh nghiệp;

+ Kỹ năng mềm: 

- Có khả năng thuyết trình, làm việc độc lập và theo nhóm;

- Tự tin giao tiếp, hợp tác và làm việc với cộng đồng;

- Biết cách tổ chức và liên kết các hoạt động tập thể.

5. Yêu cầu về thái độ:

-  Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;

-  Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

-  Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

6.  Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp;

Có thể làm việc trong các tổ chức, công ty có ứng dụng công nghệ thông tin ở các vị trí như: 

-         Tham gia thiết kế và quản trị mạng;

-         Bảo mật hệ thống mạng máy tính;

-         Thiết kế công cụ đa phương tiện;

-         Thiết kế và quản trị Website;

-         Tham gia phát triển phần mềm;

-         Tham gia phân tích và thiết kế hệ thống thông tin;

-         Quản trị hệ thống Cơ sở dữ liệu.

-         Thiết kế các sản phẩm về đồ hoạ

-         Quản trị mạng, quản trị website, chuyên viên… cho các đơn vị trong và ngoài nước.

-         Lập trình viên trong các công ty lập trình.

-         Nhân viên phòng máy ở các trường học, doanh nghiệp và các cơ quan hành chính.

-         Làm giáo viên tin học trong các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở

7.  Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường;

-         Tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và tiếp thu nhanh các công nghệ mới.

-         Có khả năng tiếp tục học ở trình độ đại học và cao hơn hoặc liên thông sang các ngành khác tương đương

8.  Các chương trình, tài liệu tham khảo:

-         Chương trình đào tạo theo chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo, ngoài ra tham khảo thêm chương trình của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đại học Thái Nguyên (Khoa Công nghệ thông tin).

-         Tài liệu về sách và giáo trình trong chuyên ngành được xuất bản trong nước và có những tài liệu được dịch từ sách nước ngoài. Ngoài ra các bài giảng, giáo án tham khảo từ nguồn internet.

9. Kế hoạch và cam kết thực hiện:

9.1. Kế hoạch thực hiện :

+   Áp dụng từ kỳ 1 năm học 2013-2014 cho các lớp cao đẳng ngành Ngành Công nghệ thông tin  khoá học 2012- 2015;

+   Kiểm soát đào tạo để chương trình đào tạo và các học phần/môn học của trường tiếp cận khu vực Asean và trên thế giới;

+   Triệt để áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy và học tập;

+   Được kiểm định, công nhận chất lượng giáo dục Việt Nam, tiến tới kiểm định chất lượng khu vực Asean.           

9.2. Cam kết thực hiện:

+   100% các học phần/môn học có đề cương chi tiết được phê duyệt  trước khi giảng dạy;

+   Thường xuyên cải tiến phương pháp dạy học (lấy người học làm trung tâm).

+   Mức hài lòng của người học là trên 80%;

+   Mức đáp ứng yêu cầu chất lượng lao động đối với người sử dụng lao động là trên 80%.

Phòng Đào tạo